điều trị bệnh – Island Pet http://127.0.0.1:5501 Nơi có mọi dịch vụ về thú cưng Sat, 14 Oct 2023 07:11:46 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8.1 http://127.0.0.1:5501/wp-content/uploads/2022/09/logo-150x150.png điều trị bệnh – Island Pet http://127.0.0.1:5501 32 32 VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/ http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/#respond Sat, 14 Oct 2023 07:11:46 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2575 Sự ra đời của xét nghiệm huyết học là bước tiến vĩ đại của nhân loại, áp dụng cả trên nhân y và thú y, đóng góp rất lớn vào công tác ngăn ngừa và điều trị bệnh một cách tốt hơn. Dựa trên các kết quả phân tích chính xác những chỉ số quan trọng của mẫu máu mà bác sĩ thú y có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận bệnh sớm và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho thú cưng.

KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM MÁU THÚ Y?

Thử nghiệm tiền gây mê: Xét nghiệm tiền gây mê là một yêu cầu bắt buộc khi chuẩn bị cho bất kỳ một quy trình phẫu thuật nào để đảm bảo kế hoạch gây mê an toàn nhất cho thú cưng. Các kết quả phân tích được sử dụng để đánh giá chức năng của gan và thận, giúp bác sĩ thú y chọn liều gây mê an toàn nhất. Các xét nghiệm cũng có thể giúp xác định mức độ rủi ro phẫu thuật là bao nhiêu để có giải pháp điều trị an toàn nhất.

Khi thú cưng bị ốm: Khi thú cưng có các triệu chứng như giảm cân, khát nước liên tục, nôn mửa, tiêu chảy hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ khám phá chính xác nguyên nhân của vấn đề.

Khi thú cưng “lớn tuổi”: Kiểm tra sức khỏe định kỳ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi thú cưng già đi cụ thể là khi pet trên 2 tuổi. Trong nhiều trường hợp, dựa trên kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ thú y có thể đánh giá chức năng các cơ quan và phát hiện bệnh ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Thú cưng đang điều trị bệnh: Xét nghiệm huyết học giúp bác sĩ thú y có thể theo dõi sự thay đổi của các chỉ số để đảm bảo liều lượng thuốc hiệu quả và an toàn.

Thú cưng khỏe mạnh: Ngay cả khi khỏe mạnh, vật nuôi cũng nên được xét nghiệm máu để thiết lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cơ bản. Theo dõi kết quả kiểm tra thường xuyên sẽ cho phép bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán nhanh hơn, chính xác hơn trong tương lai.

Ngày nay với sự hỗ trợ của các loại máy xét nghiệm huyết học, việc phân tích mẫu máu có thể được thực hiện một cách hoàn toàn tự động và đưa ra kết quả nhanh chóng.

Tại Bệnh viện thực hiện các gói xét nghiệm máu gồm:

Gói 1: 19 chỉ số sinh lý máu

Gói 2: 19 chỉ số sinh lý máu + 13 chỉ số sinh hóa máu

Gói 3: 19 chỉ số sinh lý máu + 24 chỉ số sinh hóa máu.

  1. Xét nghiệm sinh lý máu

Có khả năng xác định được các chỉ số cần thiết về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đây là thông số quan trọng để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý về hệ tạo máu như: thiếu máu, suy tủy, hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác…

Đây chính là cơ sở cốt lõi để bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của người được làm xét nghiệm, nhằm sớm phát hiện ra mầm bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.  Có rất nhiều chỉ số sinh hóa máu nên mỗi bệnh súc sẽ được chỉ định xét nghiệm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nhờ có kết quả xét nghiệm sinh hóa máu mà một số bệnh lý được phát hiện sớm, bác sĩ có thông tin theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y

I. PHÁT HIỆN BỆNH LÝ SỚM, CHÍNH XÁC

Xét nghiệm máu thú y giúp phát hiện và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Có nhiều loại bệnh nghiêm trọng thường ủ mầm trong cơ thể thú cưng, biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng bệnh lý thông thường, rất dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, làm phức tạp quá trình chẩn đoán và điều trị.

Các kết quả phân tích chỉ số huyết học giúp bác sĩ thú y phát hiện sớm vấn đề bệnh lý của thú cưng là gì để có lộ trình điều trị kịp thời.

Một kết quả phân tích mẫu máu cho thú cưng sẽ giúp các bác sĩ đánh giá chức năng các tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu trong một lượng máu nhất định và những chỉ số quan trọng khác. Thông tin này rất quan trọng trong việc tìm hiểu về hệ thống miễn dịch và tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Ví dụ, nếu xét nghiệm máu cho thấy sự thiếu hụt nồng độ Albumin, thì các bác sĩ thú y biết cần phải kiểm tra gan của thú cưng vì albumin được sản xuất trong gan. Hay kết quả phân tích cho thấy các phản ứng hóa học nội tiết tố bất thường đối với các kích thích bên trong cơ thể và môi trường là dấu hiệu cảnh báo cho bác sĩ thú y về một vấn đề tiềm ẩn với hệ thống nội tiết của thú cưng.

II. GIẢM THIỂU BIẾN CHỨNG GÂY BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG Ở THÚ CƯNG

Một số loại thuốc đặc trị có thể gây hại cho vật nuôi đang mắc một số bệnh tiềm ẩn như bệnh thận hoặc bệnh gan. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ thú y xác định thú cưng có đủ sức khỏe để uống thuốc hay không?

Ngoài ra xét nghiệm máu thú y cũng vô cùng quan trọng với các vật nuôi cần làm phẫu thuật. Kết quả phân tích sẽ mang đến cho bác sĩ bức tranh toàn cảnh về hệ thống miễn dịch, chức năng các cơ quan nội tạng, tình trạng sức khỏe…có thỏa mãn điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không? Tỷ lệ thành công là bao nhiêu %? Từ đó đưa ra những lời kiến nghị và tư vấn phù hợp cho chủ nhân của thú cưng, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng đến thương hiệu dịch vụ của phòng khám.

III. XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI VÀ SỚM HỒI PHỤC HOÀN TOÀN

Nhờ việc phát hiện sớm, chính xác các dấu hiệu bệnh lý, các bác sĩ có thể lên lộ trình điều trị sớm cho thú cưng. Trong quá trình điều trị, các kết quả phân tích mẫu máu cũng giúp họ biết được tiến trình chuyển biến bệnh lý như thế nào để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất, giúp thú cưng sớm hồi phục hoàn toàn.

IV. HIỂU RÕ VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG ĐỂ CÓ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC PHÙ HỢP

Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, vật nuôi cần có chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, dùng thuốc đặc trị tương đương. Xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ thú y có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của thú cưng, biết được chính xác vấn đề sức khỏe mà chúng đang gặp phải là gì để có kế hoạch điều trị hiệu quả. Qua đó có thể tư vấn cho chủ vật nuôi để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Island Pet ANIMAL HOSPITAL
📍We are here for your pets
8 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hải Phòng – 0395035558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetkdt
34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco
378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm
522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet
]]>
http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm trên mèo Bệnh FIP Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/ http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/#respond Sat, 14 Oct 2023 03:34:49 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2568 1. Giới thiệu bệnh Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo

Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) lần đầu tiên được mô tả như một thực thể bệnh cụ thể vào năm 1963 bởi Tiến sĩ Jean Holzworth và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Động vật Angell Memorial ở Boston, Hoa Kỳ. FIP thường xảy ra ở mèo có nguồn gốc từ trại nuôi mèo, nơi trú ẩn và nhóm nuôi dưỡng/cứu hộ, vì tỷ lệ nhiễm vi-rút corona ở mèo (FCoV) cao ở những con mèo sống trong điều kiện đông đúc. Những con mèo gần đây đã trải qua một căng thẳng cũng có nhiều khả năng phát triển FIP hơn. Ngoài ra, mèo con (dưới 2 tuổi) đặc biệt dễ bị tổn thương. FIP là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở mèo, gần như mọi bác sĩ thú y đều sẽ gặp trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là khi làm tại chỗ trú ẩn, hoặc các nhóm hồi cứu hoặc chỗ phối giống. Nhiều trường hợp phức tạp hơn thường thấy bởi các chuyên gia và tại các bệnh viện của trường đại học. Ước tính khoảng 0,3% đến 1,4% số ca tử vong ở mèo tại các cơ sở thú y là do FIP gây ra. FIP có thể khó chẩn đoán do thiếu các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng hoặc thay đổi trong xét nghiệm, đặc biệt là khi không có tràn dịch. Tuy nhiên, bệnh gây tử vong khi không được điều trị nên khả năng chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

2. Đặc điểm của coronavirus mèo FIP là do FCoV gây ra.
FCoV là các vi rút axit ribonucleic chuỗi (+) (RNA) có vỏ, đặc trưng bởi các gai giống như cụm nhô ra khỏi bề mặt của chúng và có bộ gen RNA vi rút lớn bất thường. Chúng thuộc bộ Nidovirales, họ Coronaviridae và phân họ Coronavirinae. Coronavirinae được chia thành bốn loại dựa trên đặc điểm di truyền và tính kháng nguyên: alpha (α) -, beta (β) -, gamma (γ) – và delta (δ) – CoV. FCoV thuộc giống α- coronavirus và khác xa về mặt phân loại với SARS-CoV-2, một thành viên của giống β- coronavirus và là tác nhân gây bệnh coronavirus 2019 (CoVID-19). FCoV xảy ra ở hai kiểu kháng nguyên bề mặt (type I và II), bao gồm nhiều chủng. Các kháng nguyên bền mặt của FCoV khác nhau ở phản ứng trung hòa kháng thể và có trình tự protein ở gai (S) riêng biệt. Loại II ít phổ biến hơn ở hầu hết các quần thể mèo so với loại I, và có khả năng bắt nguồn từ sự tái tổ hợp giữa FCoV loại I và coronavirus ở chó. Trong khi kiểu huyết thanh II sử dụng thụ thể aminopeptidase- N của mèo có trên nhung mao ruột để xâm nhập tế bào, thì thụ thể tế bào cho serotype I vẫn chưa được biết. Kháng nguyên bề mặt II FCoV là dễ dàng phát triển trong nuôi cấy tế bào, trong khi serotype I FCoV rất khó nuôi cấy.

FCoV xuất hiện dưới dạng hai loại sinh học/bệnh khác nhau, khác nhau về độc lực: một chủng vô hại không đột biến (còn được gọi là coronavirus đường ruột ở mèo [FECV]), rất phổ biến trong quần thể nhiều mèo và một chủng có độc lực đột biến (còn
gọi là vi rút viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo [FIPV]), gây ra FIP. Sự lây nhiễm luôn liên quan đến kiểu gen không đột biến, nhưng ở một tỷ lệ nhỏ mèo bị nhiễm FCoV (7–14% trong môi trường có nhiều mèo), một đột biến tự phát sẽ xảy ra ở từng con mèo dẫn đến thay đổi tính hướng tế bào từ tế bào ruột thành tế bào hướng ái lực đối với bạch cầu đơn nhân/đại thực bào. Sự chuyển đổi kiểu gen này là một sự kiện quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của FIP. Các chủng FCoV không đột biến và đột biến từ cùng một môi trường có liên quan >99%, nhưng khác nhau về độc lực. (FCoV không đột biến thì nó hướng đến ái lực với tế bào ruột nên nó sẽ được thải ra phân, gây ra truyền bệnh giữa các con mèo, trong khi đó chủng đột biến thì hướng đến các tế bào bạch cầu cụ thể là bạch cầu đơn nhân và đại thực bào nên nó không thải ra môi trường nên không có tính lấy truyền cho con mèo khác).

3. Dịch tễ học nhiễm coronavirus mèo
FCoV được tìm thấy trên toàn cầu và phổ biến ở hầu hết các quần thể mèo. Nó có khả năng lây nhiễm cao và lây lan hiệu quả qua đường lây truyền qua đường phân- miệng, cho phép tỷ lệ phổ biến cao trong môi trường nhiều mèo, chẳng hạn như trại nuôi mèo, cơ sở trú ẩn/cứu hộ và nuôi động vật trong điều kiện thiếu thốn.Đặc biệt, nhiễm FCoV phổ biến khi điều kiện sống đông đúc, dùng chung khay vệ sinh và bát ăn.

Trong một nghiên cứu, PCR phiên mã ngược định lượng (RT-qPCR) đã xác định tỷ lệ FCoV là 77% ở 179 con mèo từ 37 trạm cứu hộ động vật của Đức. Không có loại nào trong số 37 trạm cứu hộ được thử nghiệm không có FCoV. Một vài nghiên cứu khác về việc phát tán FCoV trong các trại nuôi mèo hoặc chỗ trú ẩn đơn lẻ đã cho thấy tỷ lệ lây nhiễm từ 74% đến 100%. Trong một cuộc điều tra về mèo trước và sau khi được đưa vào trạm cứu hộ của mèo ở California, Hoa Kỳ, tỷ lệ lây nhiễm chung của FCoV tùy theo nhập viện là 33% ở tất cả các con mèo và 90% ở mèo con và mèo nhỏ dưới 56 tuần tuổi; tỷ lệ lưu hành bệnh tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở mèo trưởng thành, khi chúng được nhốt cùng nhau trong môi trường trong trạm cứu hộ.

Ban đầu, khi một con mèo bị nhiễm FCoV, vi-rút sẽ nhân lên trong các tế bào biểu mô trụ hoàn chỉnh (trưởng thành) ở đỉnh của các nhung mao của ruột non, từ đoạn xa tá tràng đến manh tràng. Ở một số con mèo, sự lây nhiễm dai dẳng của các tế bào biểu mô trụ đại tràng xảy ra (xem hình bổ sung 4a). Mèo bắt đầu thải vi rút trong vòng 7 ngày đầu tiên, thường sớm nhất là sau 2–3 ngày sau khi nhiễm bệnh và thường tiếp tục thải vi rút trong vài tuần, với một số con mèo thải vi rút lên đến 18 vài tháng hoặc thậm chí suốt đời. Lượng vi-rút thải ra đặc biệt cao trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng; ở hầu hết mèo, tải lượng vi-rút sau đó giảm dần và việc phát tán có thể dừng hoàn toàn, nhưng tất cả vẫn dễ bị tái nhiễm và sau đó sẽ lại thải virus lại. Rất ít con mèo dường như có khả năng đề kháng và không bao giờ thải vi-rút.

Mèo con trong môi trường nhiều mèo nơi lưu hành FCoV thường bị nhiễm bệnh trong những tuần đầu tiên sau khi sinh; thực tế, nhiễm FCoV đã được chứng minh ở mèo con từ 2–4 tuần tuổi. Những ca nhiễm trùng ban đầu này đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả bảo vệ bằng kháng thể của mẹ; mặc dù, cai sữa sớm cho mèo con là không được khuyến cáo.

Mèo con dưới 1 tuổi có khả năng thải FCoV cao hơn 2,5 lần so với mèo trưởng thành và mèo con thường thải ra lượng vi rút cao hơn đáng kể so với mèo già. Lượng vi rút phát tán cao ở mèo con dưới 6 tháng tuổi có thể được giải thích là do sự yếu ớt của hệ thống miễn dịch của chúng, cho phép vi-rút nhân lên một cách hiệu quả. Tải lượng vi-rút cao hơn ở mèo con cho thấy mức độ sao chép vi-rút cao hơn và do đó, tăng nguy cơ đột biến FCoV thành kiểu gen độc lực hơn.

4. Nguy cơ và tiền sử
Cơ chế bệnh sinh của FIP rất phức tạp và tính nhạy cảm với FIP ở từng con mèo liên quan đến sự tương tác giữa các yếu tố độc lực của vi rút, các yếu tố vật chủ như đặc điểm di truyền, tuổi của mèo tại thời điểm tiếp xúc với FCoV, các bệnh kèm và/hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác tại một thời điểm mèo nhỏ đang chiến đấu với nhiễm FCoV. Các yếu tố vật chủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng hệ thống miễn dịch của mèo, bao gồm sự đa dạng của phức hợp tương hợp mô chính (MHC) (tạo ra protein để trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào), sản xuất cytokine và quá trình chết theo chương trình của tế bào lympho. Ví dụ, các khía cạnh của MHC II có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chuỗi đơn nucleotide đa dạng liên quan đến thụ thể và cytokine và tăng tính nhạy cảm với FIP đã được đề xuất.
Một số yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của FIP, liên quan đến nguy cơ và tiền sử của mèo.

❖ Nuôi chung nhiều mèo
Trong môi trường nhiều mèo, có tới 12% số mèo bị nhiễm FCoV sẽ phát triển FIP và nguồn gốc từ môi trường nhiều mèo rõ ràng là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, gần hai phần ba số mèo được chẩn đoán mắc FIP đang sống trong các hộ gia đình có một hoặc hai con mèo tại thời điểm chẩn đoán (có thể giải thích là do đã tiếp xúc trước đó và nhiễm FCoV trong thời gian dài trước khi chuyển đến hộ gia đình mới và sau đó phát triển thành FIP.

❖ Tuổi
FIP ảnh hưởng lớn đến mèo dưới 2 tuổi. Các nghiên cứu ở Úc và Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã báo cáo rằng 55% và 67%, tương ứng, mèo bị FIP dưới 2 tuổi.

❖ Giới tính và tình trạng thiến
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra khuynh hướng FIP ở mèo đực. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã ghi nhận nguy cơ gia tăng đối với mèo chưa thiến, đặc biệt là mèo đực.

❖ Giống
Mèo thuần chủng chiếm tỷ lệ khá cao trong số những con mèo mắc bệnh FIP và tính nhạy cảm di truyền đối với căn bệnh này đã được thảo luận ở những con mèo phả hệ. Trong nghiên cứu ở Bắc Carolina, FIP có mặt ở gần 1,3% số mèo thuần chủng so
với 0,35% của những con mèo lai; 71% số mèo trong quần thể nghiên cứu ở Úc mắc bệnh FIP là thuần chủng. FIP dường như ảnh hưởng đến một số dòng mèo có huyết thống trong gia đình, và một số giống nhất định dường như có xu hướng nhiều hơn/ít hơn hoặc đại diện quá/thiếu biểu hiện, mặc dù các phát hiện khác nhau giữa các nghiên cứu của từng quốc gia.

❖ Căng thẳng
Căng thẳng cũng được cho là làm tăng nguy cơ phát triển FIP. Trong một nghiên cứu, sự việc căng thẳng cụ thể trước đó đã được ghi nhận ở 56,7% số mèo được chẩn đoán mắc FIP. Nếu FIP nằm trong danh sách chẩn đoán phân biệt, việc đánh giá các
yếu tố rủi ro thông qua bảng câu hỏi chi tiết về bệnh sử, bao gồm các yếu tố gây căng thẳng gần đây, là bước đầu tiên đặc biệt quan trọng trong quá trình chẩn đoán.

❖ Retroviruses: virus sao chép ngược
Nhiễm virus sao chép ngược có thể là một yếu tố rủi ro đối với FIP. Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và tăng nguy cơ mắc FIP. Trước khi vắc-xin cho vi-rút cho bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) ra đời vào những năm 1970/1980, 30–50% mèo mắc bệnh FIP đồng thời mắc FeLV.

Lời khuyên cho người nuôi mèo

Nhất thiết tiêm phòng FIP cho mèo. Mèo từ 16 tuần tuổi ( khoảng 4 tháng tuổi), sức khỏe ổn định, khỏe mạnh có thể tiêm được vaccine FIP, sau khi tiêm mũi đầu tiên sẽ tiêm tiếp mũi thứ 2 sau đó 3 – 4 tuần. Chúng ta nên cho mèo tiêm vaccine FIP nhắc lại mỗi năm 1 lần để đảm bảo mèo khỏe mạnh và giảm được đến 85% nguy cơ mắc FIP.

Khi có nghi ngờ mèo mắc bệnh cần cho mèo đi khám tại các bệnh viện thú y/phòng khám thú y đầy đủ các thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh siêu âm/xquang để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách ly mèo bệnh với mèo khác, vệ sinh môi trường để tránh lây lan dịch bệnh.

Nếu thắc mắc xin vui lòng liên hệ Bệnh viên thú y Island Pet để được tư vấn:

Island Pet ANIMAL HOSPITAL
📍We are here for your pets
8 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hải Phòng – 0395035558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetkdt
34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco
378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm
522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

 

 

]]>
http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/feed/ 0
Điều trị bệnh http://127.0.0.1:5501/dieu-tri-benh/ http://127.0.0.1:5501/dieu-tri-benh/#respond Thu, 03 Nov 2022 23:50:01 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2146 ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO THÚ CƯNG TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y Island Pet

Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một nơi để chăm sóc, chữa trị cho các bạn thú cưng hãy đến với Bệnh viện thú y Island Pet. Tại Island Pet sẽ có hai phương án điều trị chính:

  • Điều trị ngoại trú thú y: Các bạn thú cưng sẽ không phải nhập viện điều trị, theo dõi mà sẽ được về nhà sau khi được điều trị tại viện. Hàng ngày sẽ qua bệnh viện để điều trị tiếp tục cho tới khi hồi phục và có chỉ định tiếp theo từ bác sĩ. Thú cưng sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú khi mắc các bệnh phổ biến, dễ điều trị và có thể điều trị tại nhà hoặc đã đủ điều kiện xuất viện và điều trị trị tiếp tục tại nhà.
  • Điều trị nội trú thú y: Các bạn thú cưng sẽ được chỉ định nhập viện điều trị và theo dõi trong các trường hợp mắc các bệnh nghiêm trọng, sau phẫu thuật và các bệnh cần được điều trị tích cực, theo dõi liên tục.

1. Cơ sở vật chất của Bệnh viện thú y Island Pet

Tại bệnh viện thú y Island Pet bao gồm có 2 phòng nội trú bao gồm lồng inox lưu trú cho thú cưng bao gồm: chó, mèo, thỏ, chim, chuột, bò sát,…

 

Đặc điểm của chuồng inox dễ sát khuẩn, lau dọn dễ dàng, an toàn không gây ra các mầm bệnh lây từ các bạn thú cưng lưu trú trước đó.

Phòng nội trú đều có đầy đủ tiện nghi bao gồm có điều hòa hai chiều, đèn sưởỉ, tủ lạnh, lò vi song, lò nướng, quạt treo tường, quạt hút mùi, quạt thông gió thoáng mát, nhà vệ sinh riêng có đầy đủ nóng lạnh, ghế ngồi chờ cho khách hàng, bàn để các dụng cụ và các vật dụng liên quan.

Ngoài ra, Bệnh viện thú y Island Pet trang bị các thiết bị hiện đại để hỗ trợ trong quá trình điều trị cho các bạn thú cưng để đạt hiệu quả cao nhất:

  • Máy bơm tiêm điện: Hỗ trợ đo lượng dịch truyền với thuốc vào cơ thể các bạn thú bệnh một cách chính xác.

  • Máy tạo oxy tươi: Hỗ trợ cấp cứu cho các bạn thú cưng bị suy hô hấp, suy tim, đột quỵ…, ngoài ra còn dùng cung cấp oxy hỗ trợ thở cho các bạn thú cưng ngay sau khi vữa phẫu thuật xong, chờ tỉnh mê…

  • Một số máy hỗ trợ khác: Sp02 đo chỉ số sinh tồn, đo huyết áp, đường huyết, máy điện châm, máy xoa bóp…

2. Quy trình chăm sóc điều trị bệnh thú cưng tại bệnh viện thú y Island Pet

Trước tiên các bạn thú cưng sẽ được các bác sỹ khám, chẩn đoán bệnh và trao đổi kỹ với khách hàng về vấn đề của bạn thú cưng nhà mình đưa ra các phương pháp liệu trình điều trị hợp lý kèm theo các khoản chi chí trong quá trình điều trị.

Tại Island Pet điều trị nội trú bao gồm các bệnh về nội khoa (vd: viêm gan, suy giảm chức năng gan, tắc mật do sỏi, suy thận cấp và mãn, suy tim do thiếu máu, huyết áp cao, do hở van tim, do thoái hóa cơ tim, bao gồm cả các bệnh ở tụy, lách, bàng quang, các trường hợp ung thư, rối loạn chuyển hóa, trúng độc vv…), chăm sóc điều trị cho các bạn thú cưng sau phẫu thuật.

Các bạn thú cưng sẽ được điều trị và chăm sóc bới các bác sỹ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, có tâm với nghề , có tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là tình yêu đối với các bạn thú cưng. Tại Island Pet luôn có các bác sỹ trực 24/24 để theo dõi sát sao cho các bạn thú cưng đang điều trị tại viên.

 

Mỗi bạn thú cưng điều trị tại bệnh viện đều có hồ sơ bệnh án riêng và được ghi chép theo dõi hàng ngày đên khi xuất viện, và sẽ báo tình hình bằng điện thoại, video cho chủ hàng ngày.

Các bạn đều sẽ có khẩu phân ăn riêng theo tình trang bệnh của các bạn thú cưng điều trị tại bệnh viện, và ngoài thời gian điều trị thì các bạn thú cưng sẽ có không gian để chơi cùng với các bác sỹ và được đưa đi dao đi vệ sinh (đối với các bạn cún). Tạo cho các bạn thú cưng tránh stress, bằng cách vỗ về, an ủi, làm quen từ các bác sĩ. Khách hàng có thể đến thăm các bé bất cứ lúc nào trong thời gian từ 9h sáng tới 21h tối.

 

Khi đến với Island Pet các bạn thú cưng sẽ được lựa chọn các phương phám điều trị từ trung bình đến cao cấp theo tường mức chi phí và theo tình trạng bệnh cần thiết phải theo dõi đặc biệt.

Với mục tiêu luôn đồng hành hỗ trợ cùng khách hàng, thú cưng tận tâm, chuyên nghiệp và kịp thời.

We are here for your pets

Address: 522 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hải Phòng

(Chân cầu vượt ngã tư phố Huế – Bạch Mai giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt)

Hotline: 0336281094

]]>
http://127.0.0.1:5501/dieu-tri-benh/feed/ 0