Island Pet http://127.0.0.1:5501 Nơi có mọi dịch vụ về thú cưng Sat, 14 Oct 2023 07:11:46 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8.1 http://127.0.0.1:5501/wp-content/uploads/2022/09/logo-150x150.png Island Pet http://127.0.0.1:5501 32 32 VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/ http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/#respond Sat, 14 Oct 2023 07:11:46 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2575 Sự ra đời của xét nghiệm huyết học là bước tiến vĩ đại của nhân loại, áp dụng cả trên nhân y và thú y, đóng góp rất lớn vào công tác ngăn ngừa và điều trị bệnh một cách tốt hơn. Dựa trên các kết quả phân tích chính xác những chỉ số quan trọng của mẫu máu mà bác sĩ thú y có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận bệnh sớm và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho thú cưng.

KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM MÁU THÚ Y?

Thử nghiệm tiền gây mê: Xét nghiệm tiền gây mê là một yêu cầu bắt buộc khi chuẩn bị cho bất kỳ một quy trình phẫu thuật nào để đảm bảo kế hoạch gây mê an toàn nhất cho thú cưng. Các kết quả phân tích được sử dụng để đánh giá chức năng của gan và thận, giúp bác sĩ thú y chọn liều gây mê an toàn nhất. Các xét nghiệm cũng có thể giúp xác định mức độ rủi ro phẫu thuật là bao nhiêu để có giải pháp điều trị an toàn nhất.

Khi thú cưng bị ốm: Khi thú cưng có các triệu chứng như giảm cân, khát nước liên tục, nôn mửa, tiêu chảy hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ khám phá chính xác nguyên nhân của vấn đề.

Khi thú cưng “lớn tuổi”: Kiểm tra sức khỏe định kỳ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi thú cưng già đi cụ thể là khi pet trên 2 tuổi. Trong nhiều trường hợp, dựa trên kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ thú y có thể đánh giá chức năng các cơ quan và phát hiện bệnh ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Thú cưng đang điều trị bệnh: Xét nghiệm huyết học giúp bác sĩ thú y có thể theo dõi sự thay đổi của các chỉ số để đảm bảo liều lượng thuốc hiệu quả và an toàn.

Thú cưng khỏe mạnh: Ngay cả khi khỏe mạnh, vật nuôi cũng nên được xét nghiệm máu để thiết lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cơ bản. Theo dõi kết quả kiểm tra thường xuyên sẽ cho phép bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán nhanh hơn, chính xác hơn trong tương lai.

Ngày nay với sự hỗ trợ của các loại máy xét nghiệm huyết học, việc phân tích mẫu máu có thể được thực hiện một cách hoàn toàn tự động và đưa ra kết quả nhanh chóng.

Tại Bệnh viện thực hiện các gói xét nghiệm máu gồm:

Gói 1: 19 chỉ số sinh lý máu

Gói 2: 19 chỉ số sinh lý máu + 13 chỉ số sinh hóa máu

Gói 3: 19 chỉ số sinh lý máu + 24 chỉ số sinh hóa máu.

  1. Xét nghiệm sinh lý máu

Có khả năng xác định được các chỉ số cần thiết về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đây là thông số quan trọng để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý về hệ tạo máu như: thiếu máu, suy tủy, hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác…

Đây chính là cơ sở cốt lõi để bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của người được làm xét nghiệm, nhằm sớm phát hiện ra mầm bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.  Có rất nhiều chỉ số sinh hóa máu nên mỗi bệnh súc sẽ được chỉ định xét nghiệm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nhờ có kết quả xét nghiệm sinh hóa máu mà một số bệnh lý được phát hiện sớm, bác sĩ có thông tin theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y

I. PHÁT HIỆN BỆNH LÝ SỚM, CHÍNH XÁC

Xét nghiệm máu thú y giúp phát hiện và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Có nhiều loại bệnh nghiêm trọng thường ủ mầm trong cơ thể thú cưng, biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng bệnh lý thông thường, rất dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, làm phức tạp quá trình chẩn đoán và điều trị.

Các kết quả phân tích chỉ số huyết học giúp bác sĩ thú y phát hiện sớm vấn đề bệnh lý của thú cưng là gì để có lộ trình điều trị kịp thời.

Một kết quả phân tích mẫu máu cho thú cưng sẽ giúp các bác sĩ đánh giá chức năng các tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu trong một lượng máu nhất định và những chỉ số quan trọng khác. Thông tin này rất quan trọng trong việc tìm hiểu về hệ thống miễn dịch và tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Ví dụ, nếu xét nghiệm máu cho thấy sự thiếu hụt nồng độ Albumin, thì các bác sĩ thú y biết cần phải kiểm tra gan của thú cưng vì albumin được sản xuất trong gan. Hay kết quả phân tích cho thấy các phản ứng hóa học nội tiết tố bất thường đối với các kích thích bên trong cơ thể và môi trường là dấu hiệu cảnh báo cho bác sĩ thú y về một vấn đề tiềm ẩn với hệ thống nội tiết của thú cưng.

II. GIẢM THIỂU BIẾN CHỨNG GÂY BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG Ở THÚ CƯNG

Một số loại thuốc đặc trị có thể gây hại cho vật nuôi đang mắc một số bệnh tiềm ẩn như bệnh thận hoặc bệnh gan. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ thú y xác định thú cưng có đủ sức khỏe để uống thuốc hay không?

Ngoài ra xét nghiệm máu thú y cũng vô cùng quan trọng với các vật nuôi cần làm phẫu thuật. Kết quả phân tích sẽ mang đến cho bác sĩ bức tranh toàn cảnh về hệ thống miễn dịch, chức năng các cơ quan nội tạng, tình trạng sức khỏe…có thỏa mãn điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không? Tỷ lệ thành công là bao nhiêu %? Từ đó đưa ra những lời kiến nghị và tư vấn phù hợp cho chủ nhân của thú cưng, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng đến thương hiệu dịch vụ của phòng khám.

III. XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI VÀ SỚM HỒI PHỤC HOÀN TOÀN

Nhờ việc phát hiện sớm, chính xác các dấu hiệu bệnh lý, các bác sĩ có thể lên lộ trình điều trị sớm cho thú cưng. Trong quá trình điều trị, các kết quả phân tích mẫu máu cũng giúp họ biết được tiến trình chuyển biến bệnh lý như thế nào để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất, giúp thú cưng sớm hồi phục hoàn toàn.

IV. HIỂU RÕ VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THÚ CƯNG ĐỂ CÓ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC PHÙ HỢP

Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, vật nuôi cần có chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, dùng thuốc đặc trị tương đương. Xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ thú y có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của thú cưng, biết được chính xác vấn đề sức khỏe mà chúng đang gặp phải là gì để có kế hoạch điều trị hiệu quả. Qua đó có thể tư vấn cho chủ vật nuôi để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Island Pet ANIMAL HOSPITAL
📍We are here for your pets
8 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hải Phòng – 0395035558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetkdt
34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco
378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm
522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet
]]>
http://127.0.0.1:5501/vai-tro-cua-xet-nghiem-mau-trong-chan-doan-lam-sang-thu-y/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm trên mèo Bệnh FIP Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/ http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/#respond Sat, 14 Oct 2023 03:34:49 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2568 1. Giới thiệu bệnh Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo

Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) lần đầu tiên được mô tả như một thực thể bệnh cụ thể vào năm 1963 bởi Tiến sĩ Jean Holzworth và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Động vật Angell Memorial ở Boston, Hoa Kỳ. FIP thường xảy ra ở mèo có nguồn gốc từ trại nuôi mèo, nơi trú ẩn và nhóm nuôi dưỡng/cứu hộ, vì tỷ lệ nhiễm vi-rút corona ở mèo (FCoV) cao ở những con mèo sống trong điều kiện đông đúc. Những con mèo gần đây đã trải qua một căng thẳng cũng có nhiều khả năng phát triển FIP hơn. Ngoài ra, mèo con (dưới 2 tuổi) đặc biệt dễ bị tổn thương. FIP là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở mèo, gần như mọi bác sĩ thú y đều sẽ gặp trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là khi làm tại chỗ trú ẩn, hoặc các nhóm hồi cứu hoặc chỗ phối giống. Nhiều trường hợp phức tạp hơn thường thấy bởi các chuyên gia và tại các bệnh viện của trường đại học. Ước tính khoảng 0,3% đến 1,4% số ca tử vong ở mèo tại các cơ sở thú y là do FIP gây ra. FIP có thể khó chẩn đoán do thiếu các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng hoặc thay đổi trong xét nghiệm, đặc biệt là khi không có tràn dịch. Tuy nhiên, bệnh gây tử vong khi không được điều trị nên khả năng chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

2. Đặc điểm của coronavirus mèo FIP là do FCoV gây ra.
FCoV là các vi rút axit ribonucleic chuỗi (+) (RNA) có vỏ, đặc trưng bởi các gai giống như cụm nhô ra khỏi bề mặt của chúng và có bộ gen RNA vi rút lớn bất thường. Chúng thuộc bộ Nidovirales, họ Coronaviridae và phân họ Coronavirinae. Coronavirinae được chia thành bốn loại dựa trên đặc điểm di truyền và tính kháng nguyên: alpha (α) -, beta (β) -, gamma (γ) – và delta (δ) – CoV. FCoV thuộc giống α- coronavirus và khác xa về mặt phân loại với SARS-CoV-2, một thành viên của giống β- coronavirus và là tác nhân gây bệnh coronavirus 2019 (CoVID-19). FCoV xảy ra ở hai kiểu kháng nguyên bề mặt (type I và II), bao gồm nhiều chủng. Các kháng nguyên bền mặt của FCoV khác nhau ở phản ứng trung hòa kháng thể và có trình tự protein ở gai (S) riêng biệt. Loại II ít phổ biến hơn ở hầu hết các quần thể mèo so với loại I, và có khả năng bắt nguồn từ sự tái tổ hợp giữa FCoV loại I và coronavirus ở chó. Trong khi kiểu huyết thanh II sử dụng thụ thể aminopeptidase- N của mèo có trên nhung mao ruột để xâm nhập tế bào, thì thụ thể tế bào cho serotype I vẫn chưa được biết. Kháng nguyên bề mặt II FCoV là dễ dàng phát triển trong nuôi cấy tế bào, trong khi serotype I FCoV rất khó nuôi cấy.

FCoV xuất hiện dưới dạng hai loại sinh học/bệnh khác nhau, khác nhau về độc lực: một chủng vô hại không đột biến (còn được gọi là coronavirus đường ruột ở mèo [FECV]), rất phổ biến trong quần thể nhiều mèo và một chủng có độc lực đột biến (còn
gọi là vi rút viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo [FIPV]), gây ra FIP. Sự lây nhiễm luôn liên quan đến kiểu gen không đột biến, nhưng ở một tỷ lệ nhỏ mèo bị nhiễm FCoV (7–14% trong môi trường có nhiều mèo), một đột biến tự phát sẽ xảy ra ở từng con mèo dẫn đến thay đổi tính hướng tế bào từ tế bào ruột thành tế bào hướng ái lực đối với bạch cầu đơn nhân/đại thực bào. Sự chuyển đổi kiểu gen này là một sự kiện quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của FIP. Các chủng FCoV không đột biến và đột biến từ cùng một môi trường có liên quan >99%, nhưng khác nhau về độc lực. (FCoV không đột biến thì nó hướng đến ái lực với tế bào ruột nên nó sẽ được thải ra phân, gây ra truyền bệnh giữa các con mèo, trong khi đó chủng đột biến thì hướng đến các tế bào bạch cầu cụ thể là bạch cầu đơn nhân và đại thực bào nên nó không thải ra môi trường nên không có tính lấy truyền cho con mèo khác).

3. Dịch tễ học nhiễm coronavirus mèo
FCoV được tìm thấy trên toàn cầu và phổ biến ở hầu hết các quần thể mèo. Nó có khả năng lây nhiễm cao và lây lan hiệu quả qua đường lây truyền qua đường phân- miệng, cho phép tỷ lệ phổ biến cao trong môi trường nhiều mèo, chẳng hạn như trại nuôi mèo, cơ sở trú ẩn/cứu hộ và nuôi động vật trong điều kiện thiếu thốn.Đặc biệt, nhiễm FCoV phổ biến khi điều kiện sống đông đúc, dùng chung khay vệ sinh và bát ăn.

Trong một nghiên cứu, PCR phiên mã ngược định lượng (RT-qPCR) đã xác định tỷ lệ FCoV là 77% ở 179 con mèo từ 37 trạm cứu hộ động vật của Đức. Không có loại nào trong số 37 trạm cứu hộ được thử nghiệm không có FCoV. Một vài nghiên cứu khác về việc phát tán FCoV trong các trại nuôi mèo hoặc chỗ trú ẩn đơn lẻ đã cho thấy tỷ lệ lây nhiễm từ 74% đến 100%. Trong một cuộc điều tra về mèo trước và sau khi được đưa vào trạm cứu hộ của mèo ở California, Hoa Kỳ, tỷ lệ lây nhiễm chung của FCoV tùy theo nhập viện là 33% ở tất cả các con mèo và 90% ở mèo con và mèo nhỏ dưới 56 tuần tuổi; tỷ lệ lưu hành bệnh tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở mèo trưởng thành, khi chúng được nhốt cùng nhau trong môi trường trong trạm cứu hộ.

Ban đầu, khi một con mèo bị nhiễm FCoV, vi-rút sẽ nhân lên trong các tế bào biểu mô trụ hoàn chỉnh (trưởng thành) ở đỉnh của các nhung mao của ruột non, từ đoạn xa tá tràng đến manh tràng. Ở một số con mèo, sự lây nhiễm dai dẳng của các tế bào biểu mô trụ đại tràng xảy ra (xem hình bổ sung 4a). Mèo bắt đầu thải vi rút trong vòng 7 ngày đầu tiên, thường sớm nhất là sau 2–3 ngày sau khi nhiễm bệnh và thường tiếp tục thải vi rút trong vài tuần, với một số con mèo thải vi rút lên đến 18 vài tháng hoặc thậm chí suốt đời. Lượng vi-rút thải ra đặc biệt cao trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng; ở hầu hết mèo, tải lượng vi-rút sau đó giảm dần và việc phát tán có thể dừng hoàn toàn, nhưng tất cả vẫn dễ bị tái nhiễm và sau đó sẽ lại thải virus lại. Rất ít con mèo dường như có khả năng đề kháng và không bao giờ thải vi-rút.

Mèo con trong môi trường nhiều mèo nơi lưu hành FCoV thường bị nhiễm bệnh trong những tuần đầu tiên sau khi sinh; thực tế, nhiễm FCoV đã được chứng minh ở mèo con từ 2–4 tuần tuổi. Những ca nhiễm trùng ban đầu này đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả bảo vệ bằng kháng thể của mẹ; mặc dù, cai sữa sớm cho mèo con là không được khuyến cáo.

Mèo con dưới 1 tuổi có khả năng thải FCoV cao hơn 2,5 lần so với mèo trưởng thành và mèo con thường thải ra lượng vi rút cao hơn đáng kể so với mèo già. Lượng vi rút phát tán cao ở mèo con dưới 6 tháng tuổi có thể được giải thích là do sự yếu ớt của hệ thống miễn dịch của chúng, cho phép vi-rút nhân lên một cách hiệu quả. Tải lượng vi-rút cao hơn ở mèo con cho thấy mức độ sao chép vi-rút cao hơn và do đó, tăng nguy cơ đột biến FCoV thành kiểu gen độc lực hơn.

4. Nguy cơ và tiền sử
Cơ chế bệnh sinh của FIP rất phức tạp và tính nhạy cảm với FIP ở từng con mèo liên quan đến sự tương tác giữa các yếu tố độc lực của vi rút, các yếu tố vật chủ như đặc điểm di truyền, tuổi của mèo tại thời điểm tiếp xúc với FCoV, các bệnh kèm và/hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác tại một thời điểm mèo nhỏ đang chiến đấu với nhiễm FCoV. Các yếu tố vật chủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng hệ thống miễn dịch của mèo, bao gồm sự đa dạng của phức hợp tương hợp mô chính (MHC) (tạo ra protein để trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào), sản xuất cytokine và quá trình chết theo chương trình của tế bào lympho. Ví dụ, các khía cạnh của MHC II có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chuỗi đơn nucleotide đa dạng liên quan đến thụ thể và cytokine và tăng tính nhạy cảm với FIP đã được đề xuất.
Một số yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của FIP, liên quan đến nguy cơ và tiền sử của mèo.

❖ Nuôi chung nhiều mèo
Trong môi trường nhiều mèo, có tới 12% số mèo bị nhiễm FCoV sẽ phát triển FIP và nguồn gốc từ môi trường nhiều mèo rõ ràng là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, gần hai phần ba số mèo được chẩn đoán mắc FIP đang sống trong các hộ gia đình có một hoặc hai con mèo tại thời điểm chẩn đoán (có thể giải thích là do đã tiếp xúc trước đó và nhiễm FCoV trong thời gian dài trước khi chuyển đến hộ gia đình mới và sau đó phát triển thành FIP.

❖ Tuổi
FIP ảnh hưởng lớn đến mèo dưới 2 tuổi. Các nghiên cứu ở Úc và Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã báo cáo rằng 55% và 67%, tương ứng, mèo bị FIP dưới 2 tuổi.

❖ Giới tính và tình trạng thiến
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra khuynh hướng FIP ở mèo đực. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã ghi nhận nguy cơ gia tăng đối với mèo chưa thiến, đặc biệt là mèo đực.

❖ Giống
Mèo thuần chủng chiếm tỷ lệ khá cao trong số những con mèo mắc bệnh FIP và tính nhạy cảm di truyền đối với căn bệnh này đã được thảo luận ở những con mèo phả hệ. Trong nghiên cứu ở Bắc Carolina, FIP có mặt ở gần 1,3% số mèo thuần chủng so
với 0,35% của những con mèo lai; 71% số mèo trong quần thể nghiên cứu ở Úc mắc bệnh FIP là thuần chủng. FIP dường như ảnh hưởng đến một số dòng mèo có huyết thống trong gia đình, và một số giống nhất định dường như có xu hướng nhiều hơn/ít hơn hoặc đại diện quá/thiếu biểu hiện, mặc dù các phát hiện khác nhau giữa các nghiên cứu của từng quốc gia.

❖ Căng thẳng
Căng thẳng cũng được cho là làm tăng nguy cơ phát triển FIP. Trong một nghiên cứu, sự việc căng thẳng cụ thể trước đó đã được ghi nhận ở 56,7% số mèo được chẩn đoán mắc FIP. Nếu FIP nằm trong danh sách chẩn đoán phân biệt, việc đánh giá các
yếu tố rủi ro thông qua bảng câu hỏi chi tiết về bệnh sử, bao gồm các yếu tố gây căng thẳng gần đây, là bước đầu tiên đặc biệt quan trọng trong quá trình chẩn đoán.

❖ Retroviruses: virus sao chép ngược
Nhiễm virus sao chép ngược có thể là một yếu tố rủi ro đối với FIP. Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và tăng nguy cơ mắc FIP. Trước khi vắc-xin cho vi-rút cho bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) ra đời vào những năm 1970/1980, 30–50% mèo mắc bệnh FIP đồng thời mắc FeLV.

Lời khuyên cho người nuôi mèo

Nhất thiết tiêm phòng FIP cho mèo. Mèo từ 16 tuần tuổi ( khoảng 4 tháng tuổi), sức khỏe ổn định, khỏe mạnh có thể tiêm được vaccine FIP, sau khi tiêm mũi đầu tiên sẽ tiêm tiếp mũi thứ 2 sau đó 3 – 4 tuần. Chúng ta nên cho mèo tiêm vaccine FIP nhắc lại mỗi năm 1 lần để đảm bảo mèo khỏe mạnh và giảm được đến 85% nguy cơ mắc FIP.

Khi có nghi ngờ mèo mắc bệnh cần cho mèo đi khám tại các bệnh viện thú y/phòng khám thú y đầy đủ các thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh siêu âm/xquang để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách ly mèo bệnh với mèo khác, vệ sinh môi trường để tránh lây lan dịch bệnh.

Nếu thắc mắc xin vui lòng liên hệ Bệnh viên thú y Island Pet để được tư vấn:

Island Pet ANIMAL HOSPITAL
📍We are here for your pets
8 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hải Phòng – 0395035558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetkdt
34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco
378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm
522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

 

 

]]>
http://127.0.0.1:5501/benh-truyen-nhiem-tren-meo-benh-fip-viem-phuc-mac-truyen-nhiem-o-meo/feed/ 0
BÍ QUYẾT CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU NUÔI MÈO http://127.0.0.1:5501/bi-quyet-cho-nguoi-bat-dau-nuoi-meo/ http://127.0.0.1:5501/bi-quyet-cho-nguoi-bat-dau-nuoi-meo/#respond Wed, 05 Apr 2023 04:00:47 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2552 BÍ QUYẾT CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU NUÔI MÈO


Muốn kết bạn với một bé mèo mới nuôi đôi khi dễ mà đôi khi lại quá khó. Vậy bí quyết nuôi mèo cho người mới bắt đầu là gì?

Nếu bạn chọn nuôi một bé mèo được sinh ra và nuôi trong gia đình có người thương yêu, hay được bế ẵm, vuốt ve thì bé thường gọi là “quấn người” hơn và ngược lại. Nhưng đôi khi là bạn nhận foster mèo, hay bắt đầu nuôi các bé quá cá tính, cũng có thể là bé bị cú shock tâm lý và “sợ người” hay đơn giản là mèo “thích độc lập”. 

Hãy nhớ trong tự nhiên thì mèo là những sinh vật đơn độc và tất nhiên không quan tâm quá nhiều đến việc kết bạn hay có liên kết với con người. Nhưng dù sao thì mèo nhà cũng đã được thuần hóa và nói chung, mèo có thể khá xã hội và dễ dàng gắn bó với ít nhất một thành viên trong gia đình chủ nuôi.

Nếu bạn để quá trình “kết bạn” sẽ diễn ra tự nhiên theo thời gian (kiểu kệ cho mèo tự thân thiết dần) thì có vẻ khá khó thành công, Bệnh viện thú y Island Pet có tổng hợp một số mẹo để bạn tạo “liên kết” với một bé mèo mới, và đảm bảo mèo mới của bạn thoải mái với điều đó.

  • Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 1: Làm cho MÈO cảm thấy an toàn

Cho mèo một khu vực riêng mà mèo có thể ở một mình. Điều này có vẻ hơi lạ lẫm nhưng sẽ giúp con mèo của bạn cảm thấy an toàn… và bạn chắc chắn nơi đó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bạn – gọi là phòng riêng.

Sau đó, hãy chuẩn bị sẵn cho mèo mọi thứ mèo cần: hộp đựng đồ ăn, nước uống, đồ chơi và bộ đồ giường, và đảm bảo rằng những vật nuôi khác của bạn không thể vào phòng này.

Nếu bạn không có một phòng riêng hoàn toàn, chỉ cần thiết lập một khu vực nhỏ ở đâu đó trong nhà kiểu như gầm giường, sau tủ,.. . Nhớ là đưng vội vàng, hãy để con mèo mới ở đâu đó mà Boss thấy an toàn trong 1 ngày đầu tiên hoặc lâu hơn cũng không sao. Chú ý: đảm bảo kiểm tra thường xuyên để giúp bắt đầu quá trình liên kết (kiểu ngó xem chúng ra sao, cho ăn, cho uống nước… nhưng không cố gắng bắt chúng, sờ chúng nếu chúng không muốn).

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 2: Cung cấp cho mèo không gian riêng sau ngày đầu tiên

Sau một ngày đầu tiên khi con mèo bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể để bé mèo đi lang thang quanh nhà bạn, nhưng luôn để bé dễ dàng chạy về phía  “phòng an toàn” của mèo (kiểu như hộp giấy, ổ nệm có vòm kín).h

Đây cũng là một trong những thời điểm quan trọng nhất của quá trình liên kết tình cảm cùa chủ nuôi và mèo. Bạn không nên con mèo của bạn cảm thấy bị choáng ngợp khi có bạn trong cuộc sống, vì vậy mặc dù bạn bắt đầu tương tác với chúng như gọi cho ăn, lại gần hơn thử vuốt ve,… Nhớ đừng làm điều đó quá thường xuyên nếu bé mèo không hợp tác.

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 3: Chơi với mèo

Ngay sau khi bạn nghĩ rằng con mèo của bạn cảm thấy thoải mái, đó là thời gian để bắt đầu chơi. Đây là một trong những cách tốt nhất để liên kết với người bạn mới của bạn.
Cố gắng tìm ra những đồ chơi mà người bạn mới của bạn thích nhất (như cần câu mèo, bóng,..) , và chơi những đồ chơi này ít nhất một lần hoặc hai lần một ngày. Khi đó, bé  mèo của bạn sẽ bắt đầu liên kết với bạn một cách vui vẻ.

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 4: Vuốt ve, âu yếm

Khi con mèo mới của bạn cảm thấy thoải mái khi bạn chạm vào, bạn nên dành thời gian để bắt đầu vuốt ve. Một trong những hành vi xã hội nhất giữa mèo là chải chuốt cho đồng loại và khi bạn nuôi mèo, bạn đang làm một cái gì đó tương tự. Điều này có nghĩa là nó sẽ làm cho mèo cảm thấy thoải mái và rõ ràng sẽ thể hiện ý định gần gũi bécủa bạn.

Trong khi bạn nuôi mèo mới của bạn, hãy chắc chắn giao tiếp với bé trong một giọng nhẹ nhàng để con mèo biết bạn có nghĩa là không có hại. Mục tiêu cuối cùng của bạn ở đây là để cho con mèo bắt đầu vuốt ve. Nhưng đừng cảm thấy chán nản nếu bé chưa sẵn sàng hợp tác.

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 5: Sắp xếp giấc ngủ

Ngay sau khi bạn lựa chọn nuôi mèo, bạn cần quyết định trước xem bạn có để chúng trên giường hay không. Bạn nên biết rằng mèocó thể gây phiền nhiễu khi mèo tiếp nhận không gian ngủ của bạn, những điều đó lại là một trong những cách tốt nhất để liên kết với thú cưng mới của bạn.

Đừng ép mèo âu yếm ngay bạn, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn thức dậy vào giữa đêm với người bạn mới của bạn yêu thương bên cạnh bạn ngay trong đêm đầu tiên. Nên nếu muốn bé ngủ cùng, mà mèo của bạn vẫn là một con mèo con, bạn có thể cần phải giúp đỡ để chúng trèo lên và xuống giường (nếu cần). 

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 6: Sắp xếp việc ăn uống

Một cách tuyệt vời để liên kết với con mèo mới của bạn là thông qua việc cho ăn. vào thời gian nhất định trong ngày để cho ăn; con mèo của bạn sẽ nhanh chóng thích nghi lịch trình bạn đặt ra.

Trong khi cho mèo ăn, hãy thử giao tiếp (nói chuyện) với chúng vì điều này sẽ củng cố mối quan hệ của bạn. Mục tiêu trong khi cho ăn là làm cho mèo của bạn cảm thấy tình yêu thương của bạn đặc biệt nhất (giống như mẹ của chúng vậy) – điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho mối quan hệ chủ tớ lâu dài.

HÃY NHỚ BÍ QUYẾT NUÔI MÈO CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU LÀ “NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT” VÀ VƯỢT QUA ĐƯỢC THÌ SAU SẼ LÀ FRIEND FOREVER

  1. Bí quyết bắt đầu nuôi mèo số 7: Tiêm phòng và tẩy giun cho mèo định kỳ

Tiêm phòng cho mèo hay tẩy giun cho mèo đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con chó của bạn khỏi nhiều bệnh nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Tham khảo chi tiết tại:  http://127.0.0.1:5501/vaccine/

 

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ bệnh viện thú y Island Pet, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

 

————

Island Pet ANIMAL HOSPITAL

📍We are here for your pets

34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco

378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm

522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

]]>
http://127.0.0.1:5501/bi-quyet-cho-nguoi-bat-dau-nuoi-meo/feed/ 0
NHỮNG LƯU Ý KHI LẦN ĐẦU NUÔI CHÓ http://127.0.0.1:5501/nhung-luu-y-khi-lan-dau-nuoi-cho/ http://127.0.0.1:5501/nhung-luu-y-khi-lan-dau-nuoi-cho/#respond Wed, 05 Apr 2023 03:57:30 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2550 NHỮNG LƯU Ý KHI LẦN ĐẦU NUÔI CHÓ

Bạn đã quyết định nuôi một chú chó – gia nhập thêm 1 thành viên nhỏ vào gia đình mình. 

Quan trọng hơn, người nuôi chó lần đầu cần nhận thức đầy đủ về chi phí và trách nhiệm liên quan đến việc nhận nuôi chó. 

  • Chuẩn bị những hiểu biết cần thiết trước khi nuôi chó

Hãy nhận nuôi chó (foster chó) thay vì đi mua nếu có thể bạn nhé! Cho dù bạn sống một mình, có một vài người bạn cùng phòng, hay có một gia đình lớn, giải cứu một chú chó con là một quyết định tuyệt vời và sẽ mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn đang cứu và trao yêu thương đúng đối tượng!

Cân nhắc nên chọn nuôi giống chó theo sở thích, điều kiện về kinh tế, không gian sống bạn có thể cho cún, thậm trí là chó cảnh mua hoặc nhận nuôi chó từ các trạm cứu hộ (foster). Nếu bạn chưa chắc chắn có thể liên hệ bệnh viện thú y Island Pet, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn nhé!

Để giúp bạn, Island Pet đã tổng hợp một số mẹo hữu ích cho những tháng đầu tiên bạn bắt đầu nuôi bé chó mới:

  1. Bí quyết cho người lần đầu nuôi chó
  • Gắn thẻ Chip, thẻ ID và thiết bị định vị cho chó bạn nuôi

Điều này sẽ giúp chó con tăng thêm khả năng trở về nhà với bạn nếu nó bị lạc. Nếu bạn muốn tìm hiều kỹ hơn hãy liên hệ với P

 về nhu cầu của bạn!

  • Chó chó bạn nuôi những tiền đề chăm sóc sức khoẻ theo tiêu chuẩn

Đưa chó con đến bác sĩ thú y để khám sức khỏe hoàn chỉnh trong vòng một tuần sau khi mang chúng về nhà. 

Tiêu chuẩn tiêm phòng cho chó nuôi nhà sống trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) là mỗi chú chó con (dưới 1 tuổi) cần được thực hiện tiêm 03 mũi tiêm phòng bao gồm 1 mũi 5 bệnh và 2 mũi 7 bệnh (đặc biệt là phòng 2 bệnh parvo và care có nguy cơ mắc cao) + 01 mũi tiêm phòng dại.. Hàng năm tiêm nhắc 1 mũi 7in1 và 1 mũi dại

Đảm bảo rằng bạn đang ghi lại loại vắc xin mà con chó con của bạn được tiêm và khi nào trong sổ tiêm phòng (sổ theo dõi sức khoẻ) của pet. Nếu bạn liên hệ để thực hiện tiêm phòng tại Island Pet, chúng tôi sẽ cung cấp và tư vấn cho bạn miễn phí những vấn đề trên. Pethealh có cung cấp dịch vụ thú y tại cơ sở và dịch vụ tại nhà bạn nhé!

  1. Chế độ ăn uống của chó nuôi trong nhà 

Theo một số nghiên cứu, có tới 25-40% vật nuôi trong nhà bị thừa cân. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn hướng dẫn bạn nên cho chó ăn bao nhiêu và thức ăn cho chó nào là tốt nhất cho giống và kích thước của chó con. Ngoài ra, bạn nên cố gắng cố định giờ ăn của cún từ khi còn bé để tạo thói quen tốt cho hệ tiêu hoá của cún nhé!

  • Chuẩn bị chỗ cho chó nuôi (chuồng lồng hoặc phòng, khu vực nhốt giới hạn)

Cung cấp không gian dành tiêng cho chó con của bạn nuôi. Trải một số chăn mềm, đồ chơi, nước và có thể là thú nhồi bông để chó con ôm vào trong cũi. Đây sẽ là nơi an toàn và chắc chắn của họ khi bạn không có mặt.

Chú ý: Chó con từ 8-16 tuần tuổi không nên nhốt chó quá một giờ liên tiếp (ngoại trừ vào ban đêm) và sáu giờ là mức tối đa trong ngày, trong vài tuần đầu tiên ở nhà. Theo nhiều chuyên gia trong ngành bác sĩ thú y khuyến cáo rằng không nên cho chó con dưới sáu tháng tuổi bị nhốt lâu hơn hai đến ba giờ liên tục trong thời gian ban ngày.

  • Huấn luyện vệ sinh đúng chỗ cho chó nuôi trong nhà

Việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ có thể tốn nhiều thời gian, vì vậy hãy chuẩn bị thật nhiều kiên nhẫn, tình yêu thương và sự chăm chút. Tốt hơn hết là bạn nên đưa chó con ra ngoài khoảng hai giờ một lần và sau bữa ăn để giảm thiểusố vụ tai nạn trong nhà.

  • Đồ chơi cho chó

Có nhiều đồ chơi để ngăn chó con gặm đồ đạc hoặc giày dép. 

Bất kỳ vật nuôi mới nào cũng sẽ cần thời gian để ra khỏi vỏ và trở nên thoải mái với gia đình bạn, và có thể mất từ ​​hai tuần đến hai tháng để chó con và gia đình bạn thích nghi.

 

————

Island Pet ANIMAL HOSPITAL

📍We are here for your pets

34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco

378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm

522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

]]>
http://127.0.0.1:5501/nhung-luu-y-khi-lan-dau-nuoi-cho/feed/ 0
Phẫu thuật nội soi http://127.0.0.1:5501/phau-thuat-noi-soi/ http://127.0.0.1:5501/phau-thuat-noi-soi/#respond Tue, 04 Apr 2023 07:17:57 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2537 Một ca phẫu thuật sử dụng phương pháp nội soi tại Bệnh viện thú y Island Pet. Phương pháp giảm thiểu việc xâm lấn bằng dao kéo cho các bạn boss giúp thời gian hồi phục nhanh hơn

Tên bệnh súc: Coco

Giống Poodle

————

Island Pet ANIMAL HOSPITAL

📍We are here for your pets

34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco

378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm

522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

]]>
http://127.0.0.1:5501/phau-thuat-noi-soi/feed/ 0
THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ CHĂM SÓC MÈO TA http://127.0.0.1:5501/thong-tin-huu-ich-ve-cham-soc-meo-ta-2/ http://127.0.0.1:5501/thong-tin-huu-ich-ve-cham-soc-meo-ta-2/#respond Sat, 01 Apr 2023 17:45:43 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2535 THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ CHĂM SÓC MÈO TA

Mèo ta Việt Nam – Domestic Shorthair có ưu thế  vì chúng sở hữu vốn gien rất đa dạng, do đó chúng ít bị bệnh về di truyền hơn so với các nòi mèo thuần chủng.

Đây cũng là loài mèo rất phổ biến ở Châu Á. Chúng nhiều màu lông khác nhau, lông ngắn. Mèo ta hiện tại có 3 loại phổ biến: Mèo Mướp, Mèo Vàng, Mèo Đeb. Ngoài ra có các mèo Nhị Thể, Tam Thể chính là các dòng lai từ 3 loại mèo trên.

  • Nhận biết đặc điểm đặc trưng và cách chăm sóc mèo ta
  • Sơ bộ về đặc điểm của mèo ta 

Mèo ta là giống mèo rất phù hợp nếu bạn muốn chọn một chú mèo tinh ranh, nghịch ngợm và thông minh.

Mèo ta có kích thước khá bé, trọng lượng trong khoảng từ 2-4kg nhưng đôi khi ta bắt gặp những bé mèo có kích thước to hơn thường là do chúng là con lai của mèo ta và giống mèo khác.

 

 

Những chú mèo Việt Nam sở hữu cho mình một khuôn mặt khá nhỏ đi kèm với đó là một đôi tai vểnh cao và lỗ mũi to. Đặc biệt chúng sở hữu một cặp mắt cực kỳ tinh anh để cho phép chúng có thể theo dõi loài chuột vào ban đêm. Một đặc điểm tiếp theo mà chúng ta có thể nhắc về những chú mèo Việt Nam ở tại đây đó chính là chủ sở hữu một đôi chân thon dài chắc khỏe. Đi kèm với đó là một bộ móng cực kỳ sắc nhọn. Vì vậy mà nếu như bạn thấy những chú mèo này thường xuyên leo trèo ở trên cây cao từ đó cũng là điều đương nhiên bởi với bộ vuốt cực kỳ sắc của chúng sẽ cho phép chúng bám trên cây vô cùng chắc chắn.

 

  • Tính cách đặc trưng của mèo ta

Khả năng mèo bắt chuột của mèo ta là một trong những điều mà không ai có thể bàn cãi được và để gia tăng thêm khả năng của mình thì nó lại được thiên phú bởi một thân hình vô cùng tuyệt vời khi nói mang một dáng người cực kỳ nhỏ nhắn.

Sở thích đặc trưng của mèo ta là thích tắm nắng, liếm lông, chải chuốt cơ thể. Giống mèo này nhảy rất cao, năng động, leo trèo giỏi nghịch ngợm nhưng rất thông minh. Mèo ta không kén ăn nhưng lại năng động bắt chuột giỏi, thích ăn vụng và ngủ rất nhiều.

  • Thói quen sống của mèo ta

“Ngủ ngày cày đêm” chính là câu nói ông bà ta để lại miêu tả giống mèo. Ban ngày mèo mướp rất lười, chỉ nằm ngủ và phơi nắng. Nhưng khi về đêm, đôi mắt sáng quắc của chúng sẽ đi khắp nơi để thực hiện tập tính săn mồi của tổ tiên.

 

  • Tuổi thọ của mèo ta

Mèo ta thường sống khá lâu, trung bình một con mèo có thể sống từ 20–25 năm, tuy nhiên tuổi thọ của chúng cũng có thể dài hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, cho ăn, khẩu phần ăn, dinh dưỡng thích hợp với độ tuổi.

  • Chăm sóc mèo ta cơ bản

Đối với những chú mèo nói chung và những chú mèo Việt Nam nói riêng thì đây là một trong những giống được đánh giá là vô cùng dễ nuôi khi chúng không cần có nhiều sự chăm sóc của chủ nhân. Thậm chí ngay cả việc vệ sinh và tắm rửa nước chúng cũng hoàn toàn có thể chủ động vì thế mà bạn lúc nào cũng cảm thấy những chú mèo trong sạch sẽ.

  • Chế độ dinh dưỡng cho mèo ta

Mèo là một trong những loài động vật rất dễ ăn và rất dễ nuôi đi kèm với đó chúng cũng ăn rất ít, ăn chia thành nhiều bữa (ăn vặt nhiều lần trong ngày). Chính vì vậy mà thức ăn của chúng đều là những thức ăn hàng ngày bạn có thể ăn bạn có thể mang đến cho chúng các loại thức ăn hạt hay cơm rau cá thịt và để mèo luôn có đồ ăn trong cả ngày thì tốt hơn. Tuy nhiên Pethealth cũng lưu ý tinh bột không quá quan trọng trong khẩu phần ăn của mèo nên đừng chú trọng nhé. 

Mèo ta thường săn bắt các động vật nhỏ như chuột, chim, thằn lằn,… để ăn theo quy luật tự nhiên, tuy nhiên đối với những lúc chú mèo ta do khả năng tiêu hóa của chúng chưa được ổn định vì thế mà các loại thức ăn bạn nên cho chúng thức ăn tươi, ăn sôi uống chín như thế sẽ đảm bảo cho chúng có được một sức khỏe tốt nhất.

  • Chế độ vận động của mèo ta

Mèo ta cần được hoạt động nhiều (và thậm trí nhiều hơn các giống mèo cảnh khác) do bản năng của chúng. Bạn nên cho mèo một môi trường sống rộng rãi, có nhiều đồ để chơi và leo trèo như trụ cào móng, chuột giả,… để mèo vận động thường xuyên và tắm nắng

  • Mèo ta thích cuộc sống riêng tư

Nếu nuôi nhiều động vật trong nhà chung với mèo ta, nên tạo thêm các chỗ trú ẩn tầm cao cho mèo ta để bé được riêng tư khi cần. Điều này sẽ giúp bé không bị stress và bỏ đi.

  • Triệt sản mèo nếu không muốn bé sinh sản

  • Nuôi dạy mèo ta quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh

Đối với mèo thì cách nuôi dạy và hướng dẫn chúng đi vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất và là một trong những tiêu chí tốt nhất để giúp cho ngôi nhà của bạn luôn luôn tránh được sự khó chịu khi chúng vệ sinh bậy ra nhà. Về cơ bản lúc này hãy dùng một chiếc hộp nhựa sau đó cho xỉ than cũng như cát vào và để cạnh ở nơi mà chúng nằm. Lúc này theo như bản năng của chúng thì chúng sẽ đi vệ sinh ở tại nơi đây sau khi đó làm quen và bạn hoàn toàn có thể đặt vị trí mà mình muốn đi vệ sinh trúng đi vệ sinh ở các nơi khác.

 

Island Pet ANIMAL HOSPITAL

📍We are here for your pets

34 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hải Phòng – 0869086558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvetauco

378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvethtm

522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

 

]]>
http://127.0.0.1:5501/thong-tin-huu-ich-ve-cham-soc-meo-ta-2/feed/ 0
Bác sĩ đến nhà http://127.0.0.1:5501/bac-si-den-nha/ http://127.0.0.1:5501/bac-si-den-nha/#respond Fri, 30 Dec 2022 05:34:25 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2515 DỊCH VỤ BÁC SĨ THÚ Y ĐẾN NHÀ

Những dịch vụ thú y nên thực hiện tại nhà:

  1. Khám tổng thể cơ bản và tư vấn chăm sóc
  2. Lấy mẫu xét nghiệm: mẫu máu, mẫu bệnh phẩm phục vụ soi da, soi phân,…
  3. Tiêm phòng
  4. Tẩy giun
  5. Điều trị ngoại ký sinh trùng (trị ve rận)
  6. Tại sao bạn nên sử dụng dụng vụ thú y tại nhà
  7. Pet của bạn cần xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ (không có dấu hiệu bệnh nguy hiểm).
  8. Pet của bạn cần điều trị hàng ngày mà không cần nội trú (Theo chỉ định của bác sĩ).
  9. Pet của bạn còn nhỏ và bạn không muốn cho pet đến bệnh viện để hạn chế nhiễm chéo bệnh. (Thường áp dụng cho dịch vụ tiêm phòng và tẩy giun)
  10. Nhà của bạn có nhiều pet cần sử dụng dịch vụ
  11. Bạn gặp khó khăn khi vận chuyển pet đến cơ sở.

 

Dịch vụ thú y tại nhà của Island Pet

  • Đội ngũ bác sĩ thú y chuyên nghiệp
  • Dịch vụ vận chuyển

Thông tin liên hệ

378 Hồ Tùng Mậu, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hải Phòng – 0866734558 – Fb: https://www.facebook.com/solpethtm

522 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, tp Hải Phòng – 0336281094 – Fb: https://www.facebook.com/solpetvet

]]>
http://127.0.0.1:5501/bac-si-den-nha/feed/ 0
Grooming Spa http://127.0.0.1:5501/grooming-spa/ http://127.0.0.1:5501/grooming-spa/#respond Mon, 05 Dec 2022 23:03:20 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2486 GROOMING CHO PET

I. Giới thiệu

Grooming được hiểu là công việc chăm sóc, vệ sinh cho thú cưng và cắt tắt tỉa lông nâng cao ngoại hình cho thú cưng. Đây cũng là hoạt động quan trọng để chủ nuôi có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe cho thú cưng của mình, giúp thú cưng loại bỏ ve, bọ chét, ký sinh trùng và giảm tình trạng viêm da.

Nhờ có hoạt động Grooming mà hình thức bên ngoài của vật nuôi sẽ được cải thiện và thay đổi, các bé sẽ có bộ lông óng mượt hơn, đỡ xơ rối và giảm rụng lông.

Đội ngũ groomer chuyên nghiệp có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ hành nghề tại Island Pet sẽ mang lại cho thú cưng của bạn diện mạo mới “chuẩn đẹp salon” cũng như mang lại cho chủ nuôi cảm giác vui vẻ mới lạ. Không chỉ vậy grooming còn đem lại phong cách riêng cho chủ nuôi và thú cưng, giúp chủ nuôi gắn kết hơn với người bạn 4 chân của mình.

Xin mời các bạn cùng theo dõi sự lột xác của các bé cún miu sau khi được chăm sóc sắc đẹp tại Island Pet:

Việc gì khó có Island Pet lo, ngay kể cả các hoàng thượng khó tính cũng có thể sở hữu các bộ lông nhuộm thời thượng và khuôn mặt cắt tỉa vô cùng đáng yêu

Dịch vụ Spa nhuộm lông cao cấp tại Island Pet

Những bé cún vô cùng đáng yêu được Spa tại Island Pet

Những bé cún vô cùng đáng yêu được Spa tại Island Pet

Hình ảnh Trước và Sau khi được Spa tại Island Pet

Màn lột xác ngoạn mục “không nhận ra” của một bé Poodle

Bé Poodle lột xác sau khi được Spa tại Island Pet

II. Dịch vụ Spa tại Island Pet

Đến với Island Pet thú cưng của bạn sẽ đón nhận gói dịch vụ Spa từ A-Z:

(Dịch vụ đưa đón tận nhà nếu Sen có nhu cầu)

  • Bước 1: Khám lâm sàng (miễn phí)
  • Bước 2: Vệ sinh tai (nhổ lông tai, lấy ráy tai, làm sạch bằng dung dịch vệ sinh)
  • Bước 3: Cắt móng và mài móng
  • Bước 4: Cạo bàn ( Poodle cạo lộ bàn nếu Sen yêu cầu)
  • Bước 5: Cạo lông bụng, cạo lông hậu môn
  • Bước 6: Chải tơi lông, gỡ rối
  • Bước 7: Kiểm tra thân nhiệt trước khi tắm
  • Bước 8: Vắt tuyến hôi và tắm (Tắm nấm theo yêu cầu)
  • Bước 9: Sấy khô, chải tơi lông và vệ sinh lại tai
  • Bước 10: Cắt tỉa tạo kiểu (theo yêu cầu của Sen)
  • Bước cuối: Xịt dưỡng lông

Vệ sinh tai cho bé mèo tại Island Pet

Cắt móng cho mèo cũng cần có chuyên môn trách làm tổn thương tủy móng của các bé

Chải gỡ rối lông cũng là một bước quan trọng khi Spa cho các bé

Kiểm tra thân nhiệt trước khi tắm để đảm bảo sức khỏe cho các bé

Sấy lông thật kĩ sau khi tắm xong để làm tơi mượt và tránh gặp các vấn để gây viêm da

Bảng giá dịch vụ Grooming cắt tỉa lông chó

<3kg

3kg<5kg 5kg<7kg 7kg<10kg 10kg<20kg

20kg<30kg

Vệ sinh từng bộ phận (vệ sinh tai/cắt móng +mài móng/vắt tuyến hôi/ cạo bàn)

50.000đ

50.000đ 50.000đ 60.000đ 60.000đ

70.000đ

Vệ sinh tổng thể

100.000đ

100.000đ 100.000đ 120.000đ 120.000đ

150.000đ

Tắm (gồm vệ sinh tổng thể)

100.000đ

150.000đ 200.000đ 250.000đ 300.000đ-350.000đ

400.000đ-450.000đ

Tắm cạo 

200.000đ

220.000đ 250.000đ 300.000đ 350.000đ-400.000đ

500.000đ-550.000đ

Tắm cắt

250.000đ

300.000đ 350.000đ 400.000đ 450.000đ-600.000đ

650.000đ-800.000đ

Trên 30kg: Liên hệ

 

Bảng giá dịch vụ Grooming cắt tỉa lông mèo

<2kg

2kg<4kg 4kg<6kg 6kg<8kg 8kg<10kg 10kg<15kg
Vệ sinh từng bộ phận (vệ sinh tai/cắt móng +mài móng/vắt tuyến hôi/ cạo bàn)

50.000đ

50.000đ 60.000đ 60.000đ 70.000đ

80.000đ

Vệ sinh tổng thể

100.000đ

100.000đ 120.000đ 120.000đ 140.000đ

150.000đ

Tắm (gồm vệ sinh tổng thể)

120.000đ

150.000đ 200.000đ 250.000đ 300.000đ

350.000đ-450.000đ

Tắm cạo

200.000đ

220.000đ 250.000đ 300.000đ 350.000đ

400.000đ-500.000đ

Tắm cắt

250.000đ 300.000đ 350.000đ 400.000đ 450.000đ

500.000đ-650.000đ

Trên 15kg: Liên hệ

Quý khách lưu ý:

Chi phí cắt tỉa lông chó mèo, thú cưng chính xác sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng lông.

Với bảng giá trên chưa áp dụng nếu thú cưng bị rối lông (Chi phí gỡ rối từ 50.000đ – 250.000đ sẽ trao đổi với quý khách trước khi thực hiện).

Tắm với sữa tắm trị nấm – viêm da phụ thu chi phí sữa tắm đặc biệt: 50.000đ.

Với tiêu chí “Vui lòng Pet đến hài lòng Pet đi” Island Pet sẽ mang lại cho cả Sen và Boss những trải nghiệm cao cấp khó quên. Hãy lên kế hoạch đưa thú cưng của bạn đi làm đẹp mỗi tuần nhé.

]]>
http://127.0.0.1:5501/grooming-spa/feed/ 0
Động vật hoang dã http://127.0.0.1:5501/dong-vat-hoang-da/ http://127.0.0.1:5501/dong-vat-hoang-da/#respond Mon, 05 Dec 2022 22:06:56 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2449 KHOA ĐỘNG VẬT EXOTIC

I. Giới thiệu chung về khám, chữa các động vật khác

Song hành với việc đa dạng về loài được nuôi làm thú cưng hiện nay, sức khoẻ của thú cưng cũng là vấn đề được chủ nuôi rất quan tâm và lưu ý. Bệnh viện thú y Island Pet đã đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất trên thú nhỏ nói chung và động vật khác nói riêng nhằm đáp ứng sự đa dạng về chủng loài và bệnh trên từng loài.

Bên cạnh sự đầu tư về trang thiết bị xét nghiệm, hỗ trợ chẩn đoán trên các động vật khác thì đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm của bệnh viện thú y Island Pet đều là những người có chuyên môn cao và được đào tạo qua chương trình bài bản và các khoá học nâng cao.

Hầu hết các động vật khác đều đã được khám và điều trị tại bệnh viện thú y Island Pet như chim, động vật bò sát, động vật gặm nhấm, động vật lưỡng cư,…

Chú Vẹt Macaw tuyệt đẹp được thăm khám sức khỏe tại Bệnh viện thú y Island Pet

Một chú Chim Cú mèo khám sức khỏe tại Island Pet

Một chú Vẹt Mặt trời được phẫu thuật vá diều tại Island Pet, bác sĩ đã “chế tạo” riêng một chiếc băng đặc biệt để tránh chú vẹt mổ xuống vết thương.

Bạn nhím tên là “Nhím” siêu đáng yêu được phẫu thuật cắt bỏ khối u tại Island Pet

Một chú Chuột “cute hột me”, nhưng không may đã bị hỏng một bên mắt…

Một chú Sóc bay không may bị hỏng cánh

II. Trang thiết bị kỹ thuật khám và xét nghiệm

Máy xét nghiệm huyết học Genvet VH-20 xét nghiệm hầu hết các loài được nuôi làm thú cưng tại Việt Nam.

Máy xét nghiệm sinh hoá Seamaty SMP120-VP

Máy nội soi ống mềm OLYMPUS EVIS LUCERA CV-206

Máy hỗ trợ thở và máy gây mê bằng khí

Kính hiển vi Bioblue BB-4360

Máy ly tâm 6 ống centrifuge 800-1

Máy X-quang kỹ thuật số Tutom 100

Máy siêu âm Sonoscape E2V

Và một số trang thiết bị khác hỗ trợ việc chẩn đoán, cấp cứu, điều trị như: máy tạo oxy ẩm, đèn sưởi, ….

III. Hoạt động chuyên môn

Hiện tại bệnh viện thú y Island Pet đã thực hiện khám, chữa trên nhiều loài thú nhỏ như chim, chuột, nhím, bò sát, khỉ, sóc, rùa,… bên cạnh công tác khám, chữa trên chó, mèo.

Cụ thể, các thao tác và thủ thuật chuyên môn đã thực hiện tại bệnh viện thú y Island Pet:

  • Khám lâm sàng trên nhiều loài khác nhau.
  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, các xét nghiệm trên kính hiển vi, xét nghiệm nước tiểu,…
  • Thực hiện các thao tác về chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp x-quang.
  • Phẫu thuật ngoại khoa mô mềm: U khối, xử lý vết thương, apse, chỉnh hình dị tật bẩm sinh, chỉnh hình mào,…
  • Phẫu thuật chỉnh hình xương.
  • Cấp cứu về các trường hợp nguy kịch như tai nạn, ngộ độc, …
  • Chẩn đoán và đưa ra phác đồ cụ thể về bệnh nội khoa.
  • Chẩn đoán và điều trị ngoại trú đối với bệnh truyền nhiễm.
  • Các xét nghiệm phi lâm sàng: PCR, RT-PCR.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

IV. Kỹ thuật nổi bật với động vật khác tại bệnh viện thu y Island Pet:

Với sự đầu tư mạnh về máy móc và trang thiết bị, bệnh viện thú y Island Pet đẩy mạnh công tác khám, chữa và xét nghiệm lên hàng đầu. Ngoài ra, phẫu thuật mô mềm và phẫu thuật chỉnh hình xương là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật cực kì phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Phẫu thuật kết hợp xương trên một chú chim Ưng bị gãy xương cánh tay bằng Phương pháp cố định đinh nội tủy và bộ cố định bên ngoài

Gây mê bằng khí dung trên vẹt, nhím tại Island Pet

V. Kết luận

Bệnh viện thú y Island Pet luôn luôn nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn về thú nhỏ nói chung và động vật khác nói riêng. Song hành về việc nâng cao kiến thức thì trang thiết bị của bệnh viện cũng liên tục được đầu tư, cập nhật tạo nên chất lượng tốt nhất, niềm tin và sự an tâm cho chủ nuôi khi đến khám, điều trị tại bệnh viện thú y Island Pet.

We are here for your pets!

Address: 522 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hải Phòng

(Chân cầu vượt ngã tư phố Huế – Bạch Mai giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt)

Hotline: 0336281094

]]>
http://127.0.0.1:5501/dong-vat-hoang-da/feed/ 0
Da liễu http://127.0.0.1:5501/da-lieu/ http://127.0.0.1:5501/da-lieu/#respond Mon, 05 Dec 2022 21:45:06 +0000 http://127.0.0.1:5501/?p=2444 KHOA DA LIỄU
  1. Giới thiệu

Bệnh lý về da là một vấn đề nhạy cảm và thường xuyên mắc phải ở các bạn thú cưng, hầu hết những người nuôi thú cưng đều không biết rằng gãi, liếm, cắn, nhấm da là những biểu hiện ban đầu của bệnh lý viêm da tiềm ẩn. Mặc dù có hơn 150 bệnh ngoài da khác nhau có thể ảnh hưởng đến thú cưng, nhưng việc kiểm soát các vấn đề về da có thể thực hiện được nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bệnh ngoài da không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của thú cưng lẫn sinh hoạt của gia chủ, vậy nên, ngay khi phát hiện các triệu chứng dù là nhỏ nhất của các bé “boss”, chủ nuôi  nên đưa thú cưng của mình đi khám để được chẩn đoán và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt.

Các bệnh da liễu thường gặp ở vật nuôi:

  • Viêm kẽ móng
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Bệnh viêm da dị ứng
  • Viêm da do ký sinh trùng (ký sinh bao gồm bọ chét, ghẻ Demodex, ghẻ Sarcoptes, Rận – Cheyletiella, giun đầu móc)
  • Rụng lông
  • Các tình trạng nội tiết (nội tiết tố), bao gồm suy giáp, cường vỏ thượng thận (Bệnh Cushing) và rụng lông do hormone sinh dục thượng thận.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
  • Dị ứng da do tiếp xúc môi trường hoặc thực phẩm hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
  • Ung thư da.
  1. Trang thiết bị và hoạt động

Khi đến khám, bác sĩ thú y tại Island Pet sẽ trao đổi về những biểu hiện mà gia chủ quan sát được, từ đó chỉ định các xét nghiệm tương ứng, cần thiết để giúp chẩn đoán các vấn đề về da, không thể thiếu trong đó là sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc tại bệnh viện.

Các xét nghiệm được thực hiện tại Island Pet:

  • Soi tươi bệnh phẩm da định danh kí sinh trùng: Ve, cái Ghẻ, bọ chét.
  • Soi nhuộm bệnh phẩm da đinh danh vi khuẩn, nấm.
  • Soi da đánh giá chất lượng tế bào biểu bì bằng đèn Wood’s lamp.
  • Xét nghiệm máu sinh lý, sinh hóa, hoormone: kiểm tra các vấn đề bệnh lý bên trong, gây ra tình trạng ở da liễu…
  • Xét nghiệm mô bệnh học chẩn đoán bệnh lý u khối/ ung thư…

Soi dạ bằng đèn Wood’s lamp phát hiện tế bào vẩy sừng do nấm gây ra ở một bé mèo

Các bào tử nấm được nhìn thấy qua ống kính hiển vi quang học trên bệnh phẩm nhuộm da ở một bạn chó

Hình ảnh ghẻ Demodex được phát hiện qua phương pháp Soi bệnh phẩm da tươi qua kính hiển vi quang học

  • Các kỹ thuật tiên tiến
  • Xét nghiệm tế bào học: chẩn đoán phân biệt ung thư da, ung thư tế bào Mast,…
  • Nuôi cấy vi khuẩn và kiểm tra tính nhảy cảm : chẩn đoán chính xác các con vi khuẩn gây ra vấn đề trên da và đưa phác đồ điều trị chuẩn xác.
  1. Kết luận: Bệnh về da liễu ở thú cưng là bệnh rất phổ biến và dễ bị tái lại nhiều lần , chúng ta cần quan tâm và chăm sóc kỹ càng, Nếu phát hiện thú cưng của bạn đang gặp vấn đề về da hãy mang đến bệnh viện thú y Island Pet để và được tu vấn và điều trị tốt nhất.

We are here for your pets!

Address: 522 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hải Phòng

(Chân cầu vượt ngã tư phố Huế – Bạch Mai giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt)

Hotline: 0336281094

]]>
http://127.0.0.1:5501/da-lieu/feed/ 0